TỔNG HỢP CÁC TRANG WEB CUNG CẤP TAB GUITAR MIỄN PHÍ

TỔNG HỢP CÁC TRANG WEB CUNG CẤP TAB GUITAR MIỄN PHÍ

TỔNG HỢP CÁC TRANG WEB CUNG CẤP TAB GUITAR MIỄN PHÍ
Sau đây mình xin tổng hợp một số trang web cung cấp miễn phí tab guitar, các bạn có thể download về máy của mình để sử dụng (hầu hết sử dụng phần mềm guitar pro để có thể đọc được đuôi có phần mở rộng là .gp5, .gpx hoặc phát hành dưới dạng file pdf):

http://chiasetab.net/
http://www.songsterr.com/
http://tabs.ultimate-guitar.com/s/sun...
http://www.lexvonsumayo.com/free-shee...
http://nothingbuttabs.blogspot.com/p/...
http://oldwhtman.awardspace.com/
http://stevenlawguitar.com/
http://www.jitashe.net/
http://forum.guitarpro.vn/index.php
http://kjjmusic.weebly.com/
http://www.guitarist-tabs.com/
http://ralphjaytriumfo.blogspot.com/
http://www.gametabs.net/
http://gtptabs.com/
http://www.lickbyneck.com/
http://www.goliathguitartutorials.com/
http://guitardangthao.blogspot.com.au/
http://haketuguitar.com/tabs/


Chúc các bạn tập guitar thật tốt :) 

CÁC KỸ THUẬT HAY DÙNG TRONG FINGERSTYLE GUITAR

CÁC KỸ THUẬT HAY DÙNG TRONG FINGERSTYLE GUITAR

Acoustic guitar fingerstyle (FS) là thể loại guitar khá phổ biến ở nước ngoài và đã được hưởng ứng ở Việt Nam, FS sử dụng những kỹ thuật khác nhau tạo cho bản nhạc thêm phần sinh động và hấp dẫn, người nghe có thể cảm nhận được như là có rất nhiều nhạc cụ phối với nhau để tạo thành 1 bản nhạc phong phú.
guitar fingerstyle

Để chơi FS cũng như thể hiện được hầu hết các kỹ thuật của nó người chơi thường chọn cho mình bộ dây sắt (steel) để có thể tạo được độ ngân vang của tiếng đàn bằng các kỹ thuật khác nhau. Vì thế các bạn nên sử dụng một cây Acoustic khi tập chơi fingerstyle để có thể tạo được những hiệu ứng đầy đủ nhất của một bản nhạc fingerstyle. Nhìn chung có rất nhiều kỹ thuật fingerstyle đặc biệt do các  nghệ sỹ guitar hàng đầu sáng tạo ra,tuy nhiên nó trên cơ sở những kỹ thuật fingerstyle cơ bản mà mình giới thiệu sau đây, nắm vững các kỹ thuật này các bạn có thể tự sáng tạo cho mình các kỹ thuật nâng cao theo phong cách của các bạn.
Các kỹ thuật fingerstyle cơ bản:
  • Kỹ thuật palm: Dùng mu bàn tay phải đập vào thùng đàn (phía trên lỗ thoát âm) để tạo ra tiếng trống (tiếng Bụp).
  • Kỹ thuật palm mute: giống như palm nhưng bạn phải bịt dây rồi đánh cùng lúc. ( đập mu bàn tay vào rồi sử dụng 3 ngón tay đánh vào dây đàn cùng lúc).
  • Kỹ thuật Nail Attack: Dùng ngón út làm điểm tựa, ngón giữa và áp út cong lên búng vào dây đàn, ngón trỏ đánh lead, ngón cái đánh bass.
  • Kỹ thuật Harmonic (hay còn gọi là âm bồi): kỹ thuật này đơn giản chỉ là dùng ngón tay chạm nhẹ vào dây đàn rồi khẩy ngón sẽ tạo ra âm bồi. Thường để tạo ra âm bồi người ta sẽ dùng ngón chạm nhẹ vào dây đàn ở phím số 7, 12, 19 dây buông (những âm bồi khác ở dây 4,5,9 dây buông) thường là phím 12 đồng thời khẩy trực tiếp vào dây (khi khẩy bạn phải nhả ngón chạm dây ra nhé).Vì là dây buông nên nếu bạn muốn tạo ra âm bồi ở nốt khác đơn giãn chỉ việc tính cung lên thôi.Có rất nhiều cách để đánh kỹ thuật này:
  1. Dùng ngón tay trái chạm vào dây rồi dùng ngón tay phải móc dây (trường hợp dây buông)
  2. Dùng ngón trỏ tay phải chạm nhẹ vào dây đàn đồng thời ngón áp út gẫy dây đàn.
  3. Dùng ngón trỏ tay phải chạm nhẹ vào dây đàn đồng thời ngón cái gẫy dây đàn.
  4. Mình chỉ dùng bấy nhiêu các bạn có thể tự chế theo cách riêng của mình cũng được!^^
  • Kỹ thuật tapping: Dùng ngón tay bấm trực tiếp vào dây đàn (giống như đóng đinh vậy đó ^^).
  • Kỹ thuật tapping harmonic: Kết hợp 2 kỹ thuật trên dùng ngón tay bấm trực tiếp vào dây phím số 12 (hoặc phím số 7,19).
  • Kỹ thuật Slapping: dùng cạnh ngón giữa tay phải đập trực tiếp vào dây đàn phím 12.


LÀM SAO ĐỂ CHUYỂN HỢP ÂM DỄ DÀNG HƠN CHO NGƯỜI MỚI TẬP ?

LÀM SAO ĐỂ CHUYỂN HỢP ÂM DỄ DÀNG HƠN CHO NGƯỜI MỚI TẬP ?

Trong các bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các hợp âm cơ bản và cách chơi 1 số nhịp cơ bản, tuy nhiên có một vấn đề đó là khi các bạn chuyển hợp âm thì gặp khó khăn rất nhiều. Nói chung việc chuyển hợp âm cần có thời gian đủ lâu để bạn nhớ cách bấm hợp âm theo phản xạ, lúc đó tự khắc bạn chuyển hợp âm sẽ nhanh hơn. Trong bài này mình sẽ đưa ra 1 số mẹo giúp các bạn rút ngắn thời gian tập bấm hợp âm của mình xuống.

1. Nhớ vị trí các hợp âm và cách đặt tay

Trước khi học cách chuyển hợp âm, bạn phải học cách để bấm từng hợp âm một cách thuần thục cái đã.
  • Học cách bấm các hợp âm cơ bản nhất và tập luyện thuần thục những hợp âm này.
  • Ghi nhớ tư thế bấm và cách bấm. Thử đặt một lần đồng loạt các ngón tay xem có vào đúng vị trí cần bấm hay không.
  • Tập bấm vào, giở ra, bấm vào, giở ra khoảng chục lần, để cho ngón tay linh hoạt hơn và ghi nhớ vị trí tốt hơn. Làm tương tự với những hợp âm khác.

2. Hãy tưởng tượng trước hợp âm tiếp theo

Có một sự thật rằng nếu bạn chờ tới khi kết thúc hợp âm này rồi mới nghĩ hợp âm tiếp theo là gì thì sẽ chẳng bao giờ bạn chuyển hợp âm nhanh được, bởi vì bàn tay bạn sẽ không theo kịp với não bộ. Chính vì thế, ngay khi đang chơi hợp âm hiện tại, hãy cố gắng hình dung hợp âm tiếp theo là gì, vị trí các ngón tay trên cần đàn. Đây chính là bí quyết giúp bạn chuyển hợp âm nhanh hơn đấy!

3. Tập luyện cùng với tay phải

Đây là một bài tập rất hay để vừa luyện lực tay, vừa giúp cho việc chuyển hợp âm nhanh. Bạn hãy vừa bấm hợp âm vừa rải xuống bằng tay phải, sau đó nhấc ngón tay ra khỏi dây đàn nhưng vẫn giữ nguyên tư thế các ngón tay. Sau đó hãy đặt ngón tay lên dây đàn lại và tiếp tục rải xuống. Cứ làm như thế ở cả những hợp âm khác nữa, thì lực tay, độ nhạy và khả năng chơi cả 2 tay cùng lúc của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Hãy thử tập với bài tập sau với 2 hợp âm C và Am - quạt tay phải đều đặn lên xuống, sau khi hết một vòng thì chuyển hợp âm :
CXuống-lên-xuống-lên-xuống-lên-xuống-lênAm:  Xuống-lên-xuống-lên-xuống-lên-xuống-lênCXuống-lên-xuống-lên-xuống-lên-xuống-lênAmXuống-lên-xuống-lên-xuống-lên-xuống-lên

4. Hãy để ý những ngón tay trùng nhau

Chắc chắn khi bạn tập chuyển hợp âm, bạn sẽ thấy được một điều rằng có rất nhiều hợp âm mà trên đó, có nhiều vị trí ngón tay trùng nhau. Các vị trí trùng nhau này các bạn không cần phải nhấc ngón tay lên mà hãy để nó ở yên vị trí đó.
Am Chord
Hợp âm Am

C chord
Hợp âm C

Như hình trên hợp âm Am và C sẽ có 2 ngón trùng nhau- ngón trỏ đặt ở ngăn 1 dây 2 và ngón giữađặt ở ngăn 2 dây 4. Vậy thì thay vì nhấc hết 3 ngón tay ra để chuyễn hợp âm thì bạn chỉ cần giữ ngón trỏ và ngón giữa, và chỉ chuyển duy nhất ngón áp út, thì việc chuyển hợp âm sẽ diễn ra cực kỳ nhanh và nhẹ nhàng!

5 ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI MỚI HỌC ĐÀN GUITAR

5 ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI MỚI HỌC ĐÀN GUITAR

Nếu bạn đang tự học guitar tại nhà hoặc mới học guitar, đang có một số vấn đề khi tự học khiến bạn bế tắc,thì bài viết này là dành cho bạn. Hy vọng những chú ý sau đây sẽ giúp bạn có một cách học guitar đúng đắn và nhanh tiến bộ nhất.
1. Đừng xem thường những kỹ thuật cơ bản
Hãy dành nhiều thời gian cho những kỹ thuật cơ bản, và nhớ là đừng bỏ qua bước nào. Nếu bạn đang tập chạy nốt, hãy đảm bảo là từng nốt đều vang lên tròn trịa và đều nhau. Nếu bạn đang tập nhịp, hãy tập với Metronome hoặc máy tập nhịp để đảm bảo mình tập đúng…. Hãy tìm những tài liệu trên mạng, chọn lọc và tập luyện kỹ lưỡng cho từng loại kỹ thuật. Đó là một trong những cách tự học đàn guitar tại nhà khiến bạn tiến bộ đều và vững chắc nhất.
ky thuat guitar


2. Tập luyện chăm chỉ
Bạn chỉ cần dành thời gian 30' một ngày sẽ có kết quả tốt, tuy nhiên theo mình mới bắt đầu bạn nên dành thời gian 2h một ngày để tập luyện. Cách tập luyện liên tục này qua ngày này qua ngày khác sẽ khiến cho bạn nhớ các vị trí tay của mình, Dù bạn chơi piano, hay chơi đàn guitar, thì bạn cũng cần phải điều khiển ngón tay của mình chơi đúng vị trí mà không cần phải suy nghĩ, có như vậy thì bạn mới có thể theo kịp nhịp độ của bài nhạc được! Nó giống như là một quán tính của bạn, mà điều này chỉ có thể có được bằng cách tập luyện.
Hãy tập luyện hàng ngày, tập luyện đều và đừng bỏ ngày nào. Dù bạn chỉ tập 30' một ngày, hãy cố gắng duy trì nó thật đều đặn qua từng ngày.
3. Cố gắng giữ nhịp điệu
Nhịp là nền tảng trong âm nhạc và cũng là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người tập guitar nói chung và đặc biệt là người đệm hát nói riêng. Thế nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng rất nhiều người tự học đàn guitar tại nhà lại không quan tâm tới nhịp khi tập guitar. Dù bạn đánh những kỹ thuật ảo diệu đến cỡ nào, hợp âm của bạn hay đến cỡ nào đi chăng nữa mà đánh sai nhịp thì cũng hỏng.
Hãy tập nhịp với các máy đập nhịp trên máy tính hoặc trên điện thoại smartphone nếu bạn không muốn tốn tiền mua một chiếc máy đập nhịp. 
may dap nhip

4. Học nhạc lý cơ bản
Tôi biết bạn là những người đơn thuần chỉ học đàn guitar để thỏa mãn đam mê đàn hát của mình và để xả stress sau những giờ học hành và làm việc căng thẳng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là tự học guitar tại nhà thì không cần học tí gì về nhạc lý! Có muôn vàn thứ hay ho có thể được mang lại chỉ bằng việc bạn học quy tắc hình thành âm giai, hợp âm. Hay bạn có thể dò tone bài hát một cách dễ dàng chỉ qua việc học nốt trên cần đàn. 
Đồng thời học nhạc lý cũng giúp bạn tăng khả năng cảm âm, chỉ cần học nhạc lý cơ bản bạn không cần học nhạc lý nâng cao, bạn sẽ cảm nhận được những thứ tuyệt vời của guitar mà chỉ khi học nhạc lý bạn mới có thể cảm nhận hết được.
5. Học cách nghe
Nghe là một kỹ năng lợi hại, bạn hoàn toàn có thể tự tập luyện được. Kỹ năng này còn gọi là cảm âm, luyện tập tốt cảm âm sẽ giúp bạn trở thành một tay guitar xuất sắc, bạn có biết đến tay guitarist nổi tiếng Slash Hudson một thời là thành viên ban nhạc Gun'N Roes không ? Vâng anh ấy không hề biết một tý gì về đọc bản nhạc, nhưng vẫn cho ra đời những cú lead vô cùng tuyệt vời mà giờ đây trở thành bất hủ như trong Sweet Child O' Mine , November Rain, Patience,...

Hãy đoán xem bài hát đang chơi ở tông trưởng hay tông thứ, đoán xem vòng hợp âm trong bài này là gì, và kiểm chứng sau. Hãy đoán xem bài hát này được chơi bằng bao nhiêu tay guitar, hay chỉ là solo,… Có cả tỉ cách để bạn luyện nghe, thế nên, hãy biến nó thành thói quen- một thói quen tốt. Hãy nghe, cảm nhận, và chơi theo, đó là lối đi đúng đắn cho người tự học guitar!

TOP 9 HỢP ÂM GUITAR CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI TẬP

TOP 9 HỢP ÂM GUITAR CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI TẬP

Nếu bạn chưa biết bấm hợp âm như thế nào ? hãy xem bài tất cả về hợp âm cho người mới bắt đầu.

Chỉ với 9 hợp âm sau là đủ để bạn đánh vài trăm bài tự sướng rồi đấy bạn tin không? Hãy tập luyện chăm chỉ, mình cam đoan chỉ trong vòng 2 tuần là các bạn có thể bấm và chuyển qua lại dễ dàng giữa các hợp âm này rồi đấy !
các hợp âm hay dùng


Hợp âm F trưởng là một hợp âm luôn gây khó khăn đối với người mới tập, vì vậy trước mắt bạn sẽ tập F đơn giản, cách bấm F đầy đủ sau này khi bạn đánh khá hơn sẽ tập sau.
Hợp âm F trưởng
Thế bấm hợp âm F trưởng dễ nhất cho người mới tập
Hãy thường xuyên tập luyện, tránh các sai lầm khi bấm hợp âm cũng như học các mẹo để giảm đau tay khi bấm hợp âm guitar để có thể cải thiện tiến độ của mình một cách nhanh nhất nhé!


TẤT CẢ VỀ HỢP ÂM CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TÌM HIỂU VỀ HỢP ÂM CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU


Hợp âm là gì?

Nói đơn giản thì hợp âm là tập hợp các nốt nhạc đánh lên nghe nó êm tai :D. Cấu tạo mỗi hợp âm thế nào và tại sao lại bấm như vậy thì ở đây chúng ta không bàn đến vì vấn đề này thuộc lĩnh vực nhạc lý – và nó không phù hợp với giáo trình đệm hát mà chúng ta đang học. Sau này nếu có tập nâng cao thì bạn sẽ quan tâm vấn đề đó sau.

Cách gọi tên một hợp âm:

Ta có các nốt từ La – Si – Do – Re – Mi – Fa – Sol sẽ có các chữ cái tương ứng: A  – B  – C   –  D  – E   – F   –  G
Sau mỗi chữ cái thường sẽ có những chữ cái hoặc kí tự nhỏ khác đi kèm:
m: thứ
#: thăng
b: giáng
7: bảy
Ví dụ: Dưới đây là cách đọc tên một số hợp âm guitar cơ bản, ở đây mình dùng nốt A (La) làm mẫu:
A          =       La Trưởng (Khi không có kí tự nào đi đằng sau thì chúng ta mặc nhiên đó là hợp âm trưởng)
Am       =       La Thứ
A#         =       La Thăng
Ab         =       La Giáng
A7         =       La Bảy
Rất đơn giản phải không nào?
Nếu hợp âm lằng nhằng kiểu C#m thì mình cứ ghép lại thành Đô Thăng Thứ 😀 Cứ đọc đúng từ trái sang phải là chuẩn.
tay bấm hợp âm
Sơ đồ tay khi bấm hợp âm

Những điều cần lưu ý khi bấm hợp âm:

cách bấm hợp âm
  • Đối với người mới tập đàn thì việc bấm hợp âm là bước rất khó và rất dễ nản. Bạn phải luôn ghi nhớ trong đầu rằng : Ai mới tập bấm guitar cũng sẽ bị rè và bị đau. Hãy cố gắng luyện tập không ngừng, trong vòng 1 tuần , chắc chắn bạn sẽ bấm rất ổn, và không bị  rè dây,mọi đau đớn sẽ được xua tan hết .
  • Đặt các nốt trong hợp âm theo trình tự từ trên xuống , các nốt nào ở trên cùng thì đặt trước, sau đó đặt tiếp các nốt ở phía dưới.
  • Chính vì thế, trong đặt hợp âm, bạn phải đặt ngón tay càng sát về phía bên phải càng tốt (gần về phía thùng đàn), vì như thế thì lực bấm sẽ nhẹ hơn và âm thanh vang tròn tiếng hơn!
  • Các ngón tay bấm phải vuông góc với cần đàn, không được bấm thẳng ngón tay, sẽ không có lực và sẽ bị tịt dây.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc bấm hợp âm thì các bạn có thể comment ngay tại đây nhé :)

CĂN BẢN VỀ ÂM GIAI ( SCALE)

CĂN BẢN VỀ ÂM GIAI ( SCALE)

Xin chào các bạn, có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mỗi nước lại có màu sắc âm nhạc riêng không? Chẳng hạn như chỉ với 1 đoạn nhạc ngắn các bạn đã có thể biết ngay là nhạc của Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc hay thậm chí là cải lương ở Việt Nam? Bài viết ngày hôm nay Cùng tự học guitar xin giới thiệu đó chính là Scale (âm giai/thang âm), và kiến thức này sẽ giải đáp thắc mắc vừa nêu. Đây cũng là một kiến thức căn bản giúp cho bạn có những bước đệm để phát triển về tư duy cũng như phong cách âm nhạc. 

Có thể các bạn từng nghe đâu đó rằng trong âm nhạc có 7 nốt là Đô Rê Mi Fa Sol Fa Si ? (Bạn có thể xem qua bài nhạc lý căn bản và nguồn gốc 7 nốt nhạc để nắm bắt phần cơ bản trước nhé). Điều đó đúng nhưng thật ra có đến 12 nốt bao gồm các nốt có thể thăng/ giáng được: C,C#(hoặc Db),D,D# (hoặc Eb) ,E,F,G,G# (hoặc Ab) ,A,A# (hoặc Bb) ,B,B# (hoặc Cb) , mời các bạn xem hình ảnh vài ngăn đàn guitar : 
các nốt trên cần đàn guitar
Các nốt trên cần đàn guitar trong 12 ngăn đầu


Dựa vào 12 nốt nhạc này người ta sáng tạo ra bộ các nốt nhạc được lấy từ 12 nốt đó. Ví dụ như âm giai trưởngâm giai thứ lấy 7 nốt trong 12 nốt trên; âm giai pentatonic scale lấy 5 nốt trong 12 nốt trên; âm giai thứ tự nhiên với cấu tạo khác với âm giai thứ bình thường...
Việc chọn một loại âm giai để tập chạy là tùy vào chương trình học của mỗi người, đối với người mới học, mình khuyên các bạn nên chọn bộ âm giai trưởng thứ để học trước, bởi đây là bộ âm giai tự nhiên nhất, được dùng trong đại đa số các loại nhạc bây giờ. 
Cách học các loại âm giai này chỉ đơn giản là các bạn tập chạy các nốt trong âm giai, và cố gắng nhớ nó, các bạn nên nhớ một cách thụ động hơn là cố gắng học thuộc tất cả các nốt. Một cách mà mình thường áp dụng đó là học một mẫu chạy âm giai của một giọng nào đó, chẳng hạn như C trưởng với bộ các nốt là :C, D, M, F, G, A, B thì mình cố gắng học chạy lần lượt các nốt trên từng dây, chia ra các mẫu để chạy cho dễ dàng ( mời các bạn xem bài các mẫu chạy âm giai C trưởng trong blog). Sau khi đã quen với các mẫu trên, muốn chơi ở giọng nào mình chỉ việc dịch mẫu theo quy tắc Cung- quãng trong nhạc lý cơ bản là xong ( dùng capo để dịch sẽ tiện lợi hơn đối với những người mới).

Trong bài sau mình sẽ tổng hợp các loại Scale phổ biến hiện nay để các bạn có thể chọn một loại Scale mà mình yêu thích để tập nhằm đặt mục đích chơi lead hoặc solo, đệm hát nâng cao,...